Hải quan Hồng Kông gần đây đã thu giữ khoảng 22.000 mặt hàng nghi là hàng giả với giá trị thị trường ước tính khoảng 2,7 triệu đô la Hồng Kông (348.000 đô la Mỹ) tại Bến thương mại sông Tuen Mun.

Qua đánh giá rủi ro, các nhân viên Hải quan ngày hôm đó đã kiểm tra hai thùng container 40 feet đến Hồng Kông từ Nam Sa, Quảng Đông. Khi kiểm tra, lực lượng Hải quan phát hiện bên trong hai container có lô hàng nghi là hàng giả, bao gồm các phụ kiện điện thoại di động, túi xách, giày dép và đồng hồ.

Hải quan Hồng Kông sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình trạng buôn lậu hàng giả và duy trì hợp tác chặt chẽ với Hải quan Đại lục và các cơ quan thực thi pháp luật ở nước ngoài để chống lại các hoạt động bất hợp pháp liên quan thông qua việc trao đổi thông tin tình báo và các hành động thực thi chung.

Theo Trade Descriptions Ordinance, bất kỳ cá nhân nào nhập khẩu hoặc xuất khẩu bất kỳ hàng hóa nào có nhãn hiệu giả mạo đều thực hiện hành vi phạm tội. Hình phạt tối đa khi bị kết án là phạt tiền 500.000 USD và phạt tù 5 năm.

Ý kiến chuyên gia

Kelley Loo, một đối tác tại công ty luật Deacons tại Hồng Kông cho biết “Từ kinh nghiệm của chúng tôi, chúng tôi hiểu rằng Hải quan thường hành động dựa trên thông tin mật (ví dụ: từ các chủ sở hữu thương hiệu đã điều tra/giám sát những người vi phạm ở Trung Quốc Đại lục) hoặc vì những người vi phạm đang trong sự điều tra của Hải quan. Trong trường hợp hiện tại, với quy mô của vụ bắt giữ, việc kiểm tra của Hải quan không phải là ngẫu nhiên.

Cô cũng nói thêm: “Nhiều khả năng Hải quan đã hành động dựa trên thông tin mật được cung cấp hoặc vì những người vi phạm có thể đang bị Hải Quan điều tra, chờ xử lý. Phải nói rằng, đôi khi Hải quan cũng có thể tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên. Tuy nhiên, trong trường hợp này, với quy mô của vụ bắt giữ, chúng tôi tin rằng cơ hội kiểm tra ngẫu nhiên là khá nhỏ.”

Hải quan Hồng Kông bắt giữ 22.000 mặt hàng xa xỉ bị nghi giả mạo. Nguồn: customs.gov.hk

Kết quả điều tra sơ bộ cũng cho thấy rằng hai lô hàng bị nghi ngờ là hàng giả sẽ được tái xuất sang các nước Bắc Mỹ và Trung Đông. Đối với vấn đề này, Loo nói:

“Đúng vậy, hàng hóa từ Trung Quốc Đại lục thường được chuyển đến Hồng Kông, và sau đó tái xuất ra nước ngoài. Chúng tôi hiểu rằng tình trạng này là do các hạn chế của Trung Quốc Đại lục đối với việc xuất khẩu hàng hóa. Ngược lại, Hồng Kông là một cảng tự do và không đánh bất kỳ loại thuế Hải quan nào đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (ngoại trừ thuế tiêu thụ đặc biệt được đánh đối với một số mặt hàng chịu thuế).

“Hơn nữa, Hồng Kông cũng đã tham gia các Hiệp định Thương mại Tự do với một số quốc gia, theo đó hàng xuất khẩu của Hồng Kông có thể được hưởng ưu đãi thuế quan ở nước ngoài với một số điều kiện nhất định. Theo luật nhãn hiệu của Hồng Kông, ngay cả khi hàng hóa được vận chuyển vào Hồng Kông nhằm mục đích tái xuất khẩu ra nước ngoài, chúng vẫn phải tuân theo luật Hồng Kông.”

-Huntress-