Tại Chi nhánh Thư tín Quốc tế Chicago O’Hare, các nhân viên Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ đã chặn được một lô hàng đến từ Thái Lan có chứa 445 sản phẩm thiết kế giả vào ngày 18 tháng 3 năm 2021. Nếu theo giá thị trường, các sản phẩm này sẽ có tổng giá trị là 635.000 USD.

Nhiều mặt hàng xa xỉ làm giả của các nhãn hiệu nổi tiếng bị thu giữ ở Chicago

Các nhân viên CBP đã kiểm tra lô hàng để xác định khả năng được nhận và phát hiện ra chiếc thùng chứa các mặt hàng giả. Các sản phẩm giả mạo được tìm thấy bao gồm:

  • 11 túi xách Louis Vuitton
  • 8 túi xách Chanel
  • 11 túi xách Gucci
  • 4 túi xách Christian Dior
  • 1 Bộ hàng dệt kim của Chanel, Gucci và Louis Vuitton
  • 1 mũ nike và Gucci
  • 131 đôi hoa tai Chanel
  • 16 đôi hoa tai Dior
  • 14 đôi bông tai YSL
  • 72 đôi bông tai Gucci
  • 47 đôi bông tai Louis Vuitton
  • 6 khẩu trang Louis Vuitton
  • 2 ví Louis Vuitton
  • 2 kính râm Louis Vuitton
  • 1 cặp kính râm Fendi
  • 5 mặt dây chuyền Louis Vuitton
  • 5 mặt dây chuyền Dior
  • 4 mặt dây chuyền YSL
  • 1 mặt dây chuyền Gucci,
  • 24 chiếc kẹp tóc Gucci
  • 5 chiếc kẹp tóc Louis Vuitton
  • 19 chiếc kẹp tóc Dior Vuitton
  • 52 chiếc kẹp tóc Chanel

Tất cả các mặt hàng giả mạo đã bị thu giữ do vi phạm luật nhãn hiệu.

Say Sujintaya – đối tác về luật sở hữu trí tuệ và công nghệ tại Baker McKenzie ở Bangkok, cho biết: “Qua cuộc thảo luận với các quan chức Hải quan, cơ quan họ không hề có hồ sơ hoặc thống kê về các lô hàng giả mạo xuất khẩu từ Thái Lan. Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm của chúng tôi, Hải quan Thái Lan chỉ thu giữ các sản phẩm giả mạo xuất khẩu khoảng một lần một năm và nhìn chung chỉ kiểm tra một tỷ lệ nhỏ hàng xuất khẩu. Ngay cả khi hàng xuất khẩu bị bắt giữ thực sự được vận chuyển từ Thái Lan, nguồn gốc của những sản phẩm bị bắt giữ này sẽ đến từ Trung Quốc. Điều này là bởi vì Thái Lan không sản xuất nhiều sản phẩm giả mạo như thế này.”

Ảnh hưởng của Internet đến hoạt động sản xuất và phân phát hàng giả mạo

Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử đã cho phép người tiêu dùng tìm kiếm và dễ dàng mua hàng triệu sản phẩm thông qua các nhà cung cấp trực tuyến. Tuy nhiên, sự tiếp cận dễ dàng này đã đồng nghĩa với việc khiến hàng giả và hàng nhái có nhiều cách hơn để thâm nhập vào nền kinh tế Hoa Kỳ. Người tiêu dùng Mỹ chi hơn 100 tỷ đô la Mỹ mỗi năm cho hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, trở thành nạn nhân của khoảng 20% ​​hàng giả được bán bất hợp pháp trên toàn thế giới.

Thông thường, những mặt hàng giả mạo này thường được bán ở các cửa hàng ngầm và trên các trang web thương mại điện tử của bên thứ ba. Các tổ chức cung cấp hàng giả sẽ trả một khoản phí cho những kẻ buôn lậu và các thành viên của mạng lưới tội phạm có tổ chức để phân phát bất hợp pháp hàng hóa giả mạo. Người tiêu dùng thường tin rằng họ đang mua một sản phẩm chính hãng nhưng rồi họ sẽ sớm đau đớn nhận ra là hàng hóa giả mạo này là hàng không đạt tiêu chuẩn.

-Huntress-