Tháng 8 vừa qua, TikTok đã bị VNG đâm đơn kiện và yêu cầu bồi thường 221 tỷ VNĐ do sử dụng các âm thanh thuộc bản quyền của Zing – một công ty con của VNG mà không có sự đồng ý của ứng dụng này. Đây không phải lần đầu tiên TikTok vướng phải những vụ kiện  bản quyền như thế này.

VNG đâm đơn kiện TikTok vi phạm bản quyền âm nhạc ở Việt Nam

TikTok là nền tảng xã hội cho phép người dùng tạo ra các video ngắn; chỉnh sửa bằng âm nhạc và các hiệu ứng đặc biệt. TikTok có tốc độ phát triển và phổ biến nhanh chóng trên tất cả các quốc gia. Với cáo buộc từ VNG, ước tính số bài hát trong các video của TikTok vi phạm bản quyền lên tới 50%. Theo nội dung đơn kiện, VNG yêu cầu TikTok xóa tất cả các phân đoạn nhạc lấy từ bản ghi của Zing khỏi cả ứng dụng và trang web của TikTok. Ngoài ra, VNG yêu cầu TikTok bồi thường 221 tỷ đồng cho thiệt hại của công ty. Đồng thời, công khai xin lỗi trên truyền thông.

Đây không phải lần đầu tiên TikTok vướng phải những vụ kiện bản quyền. Có vẻ TikTok chưa làm tốt bài toán bản quyền âm nhạc cho nền tảng của mình. Trong quá khứ công ty cũng đã vướng phải những vụ kiện tương tự.

TikTok đã từng vướng vào các vụ kiện vi phạm bản quyền khác. Ảnh: Mashable  

Các lần vi phạm khác

Vào tháng 7/2019, TikTok cũng từng bị kiện xâm phạm bản quyền bởi Dịch vụ Doanh nghiệp Bản quyền Quốc tế (ICE). Đây là một trung tâm cấp phép âm nhạc được sở hữu bởi các nhà sản xuất âm nhạc tại Hiệp hội Quyền biểu diễn (PRS) có trụ sở tại Vương quốc Anh; Hiệp hội quyền biểu diễn Thụy Điển (STIM) và Hiệp hội quyền biểu diễn âm nhạc và quyền phái sinh (Gema) có trụ sở tại Đức.

Tại thời điểm đó, đại diện của ICE cho biết, nền tảng của TikTok không được cấp phép và hai bên chưa đạt được thỏa thuận hợp lý. TikTok chưa thể sử dụng hàng triệu tác phẩm âm nhạc thuộc về các nhạc sĩ; nhà soạn nhạc và nhà xuất bản mà trung tâm này đại diện.

Ngoài ra, tháng 4/2020, Hiệp hội các nhà xuất bản âm nhạc quốc gia (NMPA) có trụ sở tại Hoa Kỳ từng đe dọa sẽ kiện TikTok về vấn đề bản quyền. Theo David Israelite, Giám đốc của NMPA chia sẻ với Financial Times rằng, các bản nhạc mà TikTok chưa được cấp phép ước tính lên tới hơn 50%.

Trước những phát biểu của NMPA, ngay sau đó, TikTok đã đạt được thỏa thuận cấp phép quyền sở hữu trí tuệ với hiệp hội này.

Tá»ng thá»ng Donald Trump 'cấm cá»­a' TikTok và WeChat tại Mỹ - Công nghá» -  NetNews.vn
TikTok là nền tảng xã hội Trung Quốc tiến xa trên thị trường quốc tế. Ảnh: Netnews 

Vấn đề bản quyền chung đối với các nền tảng xã hội

Cách sử dụng âm nhạc mà không phép của TikTok giống với Napster, nền tảng chia sẻ file nhạc nổi tiếng một thời. Tuy nhiên, sau hàng loạt vụ kiện vi phạm bản quyền, Napster đã chính thức đóng cửa và năm 2001.

Có thể thấy các nền tảng mạng xã hội thường gặp khó khăn về vấn đề bản quyền âm nhạc. Các nền tảng lớn như Facebook hay Youtube đều có chính sách riêng cho vấn đề này. Theo đó, người dùng phải tuân thủ nếu như không muốn video bị gỡ xuống. Điều này giúp các nền tảng tránh những tranh chấp không đáng có về mặt bản quyền; bảo vệ quyền tác giả và trở nên chuyên nghiệp hơn.

Quay lại với TikTok, TikTok xưa nay không trả tiền bản quyền cho các nhạc sĩ; ca sĩ hay chủ sở hữu các bản ghi. Nếu TikTok chỉ có mục đích thương mại và giải trí; không phụ thuộc vào các tác phẩm âm nhạc thì có lẽ đã không vướng vào những vụ kiện bản quyền. Tuy nhiên, TikTok đang dựa vào việc sử dụng nguồn âm nhạc do bên thứ ba sở hữu là chính. Do đó, công ty  cần rõ ràng hơn trong vấn đề bản quyền.

Hiện tại, TikTok đã ký hợp đồng với các nhà phát hành lớn như Unovesal, Sony và Warner Musicm… Tuy nhiên, các hợp đồng bản quyền với các đơn vị trên thường ngắn hơn so với các hợp đồng khác. Theo Billboard, đây là do TikTok chưa có kế hoạch cụ thể để người dung kiếm tiến từ nội dung.

-Vicma-